Thời trang ‘’ nhanh ‘’
Đồ ăn nhanh đã quá quen thuộc với xã hội nhưng thuật ngữ ”thời trang nhanh” thì không ai cũng biết. Nhưng hầu hết mọi người đều đang cuốn mình vào nó.
“Thời trang nhanh” chính là ngành nghề luôn bao bọc bởi sự hào nhoáng, đẹp đẽ. Nhưng bên trong lại chứa đựng nhiều sự thật chắc chắn bạn sẽ bất ngờ.
CẢM THẤY LỖI MỐT
Sự xuất hiện của nền công nghiệp Fast Fashion đã dần thay đổi và tái định nghĩa lại suy nghĩ của mọi người. Khi mang đến 52 “mùa mốt” trong một năm. Mục tiêu của các thương hiệu này chính là tạo cơ hội cho người tiêu dùng mua sắm càng nhiều càng tốt.
“Thật sốc khi chứng kiến các thương hiệu bình dân cạnh tranh với nhau bằng mức giá rẻ trên từng thiết kế với mô hình chất lượng thấp nhưng sản xuất số lượng nhiều”.
Cline cũng chỉ ra rằng Zara, H&M và Forever21 là những thương hiệu bình dân dẫn đầu trong phong trào. Những thương hiệu này mang đến khách hàng sản phẩm mới liên tục mỗi tuần. Họ luôn sản xuất nhiều mẫu thiết kế mang tính thị hiếu phù hợp với túi tiền của mỗi người. Chính sự phát triển quá nhanh đã khiến giới mộ điệu phải chạy theo những trào lưu mới nhất. Nhằm khẳng định bản thân không phải là một tín đồ thời trang lỗi mốt.
GIẢM GIÁ NHƯNG KHÔNG THỰC SỰ GIẢM GIÁ
Mọi người đều không nhận ra rằng các hàng giá rẻ thường được sản xuất bằng nguyên liệu kém chất lượng. Từ những nhà máy có công nhân tay nghề thấp. Chẳng hạn trang phục của Michael Kors, Tommy Hilfiger được gắn mác hàng xuất khẩu với giá thành chưa đến 1/3 sản phẩm trên website. Thì điều đó có đáng để người tiêu dùng tin tưởng.
Tựu trung lại những thiết kế được sản xuất hàng loạt thì chất lượng và độ bền sẽ nằm ở mức độ nào?
Bên cạnh việc MỖI NGÀY MỘT MẪU thiết kế ra lò, hàng loạt các mẫu SALE với giá 70% cũng được ra lò hằng tuần. Liệu đó có xứng đáng là một món hàng để chọn lựa.
THỜI TRANG NHANH HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG
Những hãng thời trang bình dân như H&M, Zara, Forever21 thu được nhiều lợi nhuận nhờ sản xuất đại trà số lượng lớn quần áo, phụ kiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, họ tiếp tục thay đổi mẫu mã và lôi cuốn người tiêu dùng vào cơn lốc mua sắm.
Thời trang nhanh tập trung vào tốc độ và chi phí thấp để cung cấp các bộ sưu tập mới thường xuyên lấy cảm hứng từ sàn catwalk hoặc phong cách của người nổi tiếng. Nhưng nó đặc biệt tác động xấu cho môi trường, vì áp lực phải giảm chi phí và thời gian. Để có được một sản phẩm từ thiết kế đến cửa hàng trải qua nhiều quá trình. Có nhiều chỉ trích về thời trang nhanh bao gồm tác động tiêu cực đến môi trường, ô nhiễm nước, sử dụng hóa chất độc hại.
Cùng sự phát triển của “thời trang nhanh”. Trong một năm con người đã thải ra môi trường rất nhiều quần áo lỗi mốt. Những trang phục làm từ chất liệu nilon, tơ nhân tạo, polyester hay các loại vải tổng hợp khó phân hủy.
Polyester là loại vải phổ biến nhất được sử dụng cho thời trang. Nhưng khi quần áo polyester được giặt trong máy giặt, chúng sẽ thải ra các vi sợi làm tăng thêm mức độ nhựa trong đại dương. Những vi sợi này chỉ trong vài phút và có thể dễ dàng đi qua các nhà máy xử lý nước thải và nước sinh hoạt. Nhưng vì chúng không phân hủy sinh học, chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với đời sống thủy sinh. Những sinh vật nhỏ như sinh vật phù du ăn vi sợi, sau đó tìm đường lên chuỗi thức ăn để cá và động vật. Điều này đã được nhắc đến rất nhiều trên các tờ báo quốc tế.
THỜI TRANG NHANH – ĐẰNG SAU SỨC LAO ĐỘNG TRẺ EM
Theo một thống kê, có tới 20-60% quần áo chúng ta đang mặc hàng ngày được làm từ bàn tay của những người lao động không chính thức. Nhiều nhãn hàng sử dụng nhân công giá rẻ để giảm thiểu chi phí trang phục nhằm thu lợi nhuận “khủng”.
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân và được góp ý từ nhiều nguồn. Thời trang nhanh cũng là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các quốc gia phát triển. Nhưng những mặt trái của nó cũng đang là một vấn đề lớn trong xã hội. Mong rằng với chút ít thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về thời trang.
Bên cạnh đó, một cuộc cách mạng thời trang cũng được nhắc tới gần đây là See now buy now. Cùng tìm hiểu về cuộc cách mạng này tại đây.